Vô lăng ô tô trả lái chậm do đâu? Cách xử lý vô lăng trả lái chậm đơn giản nhất

Vô lăng ô tô trả lái chậm sẽ ảnh hưởng và gây nguy hiểm cho người điều khiển khi di chuyển với tốc độ cao.

Đã không ít tài xế gặp phải tình trạng vô lăng ô tô khó xoay hay trả lái chậm sau một thời gian sử dụng. Điều này khiến tài xế khó kiểm soát xe và gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Vậy vô lăng ô tô trả lái chậm do đâu? Có cách khắc phục ô tô trả lái chậm không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này. 

Nguyên nhân vô lăng ô tô nặng, trả lái chậm

Đầu tiên cần tìm hiểu về những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô đột nhiên khó xoay, nặng, trả lái chậm. 

Thiếu dầu trợ lực lái 

Thiếu dầu trợ lực lái là nguyên nhân khiến vô lăng ô tô trả lái chậm

Dầu trợ lực lái giúp bôi trơn hệ thống thủy lực trợ lực cho tay lái, giúp tài xế điều khiển vô lăng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên thiếu dầu trợ lực lái hoặc dầu bị rò rỉ là nguyên nhân dễ khiến vô lăng ô tô trả lái chậm. Do trong quá trình vận hành ô tô, dầu trong hệ thống lái có thể bị rò rỉ ra ngoài khiến dầu trợ lực lái thiếu, áp suất trong bơm không đủ khiến vô lăng xoay nên vô lăng trả lái chậm. Đối với trường hợp này, chủ xe nên bổ sung dầu trợ lực lái cho thiết bị. Không chỉ thiếu dầu trợ lực, trường hợp dầu trợ lực lái bám bụi bẩn sẽ khiến không thể bôi trơn được trục lái.

Xem thêm : Nguy hiểm khi vô lăng xe ô tô lệch và cách chỉnh vô lăng hiệu quả

Bơm trợ lực bị hỏng 

Bơm trợ lực giữ vai trò điều chỉnh áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Tuy nhiên, nếu cánh bơm bị mòn, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm sẽ khiến vô lăng trả lái chậm. Một trong những dấu hiệu cảnh báo bơm trợ lực lái hỏng: Tiếng kêu rên rỉ khi quay vô lăng, tay lái chậm phản ứng, vũng dầu nâu đỏ dưới xe. 

Dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng

Vô lăng khó bẻ lái cũng có thể do dây dẫn động bơm trợ lực bị chùng, thiếu công suất dẫn động.

Thước lái kém hiệu quả

Thước lái ô tô

Vô lăng ô tô được liên kết với thước lái thông qua các trục và khớp chữ U. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, thước lái của xe sẽ bị mòn và gây nên hiện tượng lỏng lẻo ở vô lăng, vô lăng trả lái chậm. Dấu hiệu nhận biết là hướng xe bị lệch hướng khi bạn đi với tốc độ cao. Thước lái bị rơ cũng ảnh sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy của vô lăng. 

Thanh răng bị lỗi

Nếu ống lót bên trong thanh răng của ô tô bị hư hỏng sẽ gây rò rỉ hệ thống lò xo, mài mòn thanh răng và bánh răng lái. Đây là nguyên nhân khiến vô lăng ô tô hoạt động không trơn tru, khó đánh lái hay chuyển hướng khi di chuyển. 

Áp suất lốp kém, lốp mòn

Một trong những nguyên nhân mà ít chủ xe biết khi vô lăng ô tô trả lái chậm là do áp suất lốp kém. Khi lốp bị non hơi ma sát giữa lốp và mặt đường quá lớn khiến vô lăng trả lái kém. Bên cạnh đó, trường hợp lốp trước bị mòn không đều cũng là nguyên nhân khiến vô lăng cứng, khó bẻ lái. 

>>> Xem thêm: Khi nào cần bọc vô lăng xe ô tô? Cách chọn bọc vô lăng chuẩn nhất

Cách khắc phục tình trạng vô lăng ô tô trả lái kém

Khi bạn thấy vô lăng trả lái chậm hay xe không tự trả lái thì cần khắc phục ngay để giảm thiểu rủi ro khi lái xe. 

Kiểm tra áp suất lốp 

Kiểm tra áp suất lốp ô tô thường xuyên

Áp suất lốp cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả lái của vô lăng. Để an toàn, hàng tuần chủ xe nên kiểm tra áp suất lốp ô tô để biết được hiện trạng của lốp, bổ sung kịp thời khi áp suất lốp thấp hoặc có biện pháp xử lý khi áp suất lốp cao. Chủ xe có thể trang bị cảm biến áp suất lốp tích để đo lường, kiểm soát nhiệt độ và áp suất bên trong lốp xe dễ dàng và thuận tiện hơn. 

Kiểm tra thước lái 6 tháng/lần

Dầu rò rỉ hoặc mức dầu thấp sẽ ảnh hưởng đến hệ thống trợ lực lái ô tô. Do đó, chủ xe nên thường xuyên xem bảng hiển thị dầu trợ lực để bổ sung hoặc thay dầu mới khi cần. Việc kiểm tra thước lái định kỳ 6 tháng/lần cũng là việc cần thiết để phát hiện kịp thời những hỏng hóc, giúp đánh lái vô lăng mượt mà hơn. 

Kiểm tra bơm trợ lực

Xe không tự trả lái có thể do nắp thân bơm trợ lực bị nứt vỡ hoặc trục bơm cong, vênh, do đó có thể thay bơm trợ lực mới để không ảnh hưởng đến quá trình trả lái ô tô. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp chủ xe giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề vô lăng ô tô trả lái chậm, vô lăng ô tô bị nặng và có cách xử lý thuận tiện nhất. 

Chia sẻ: share facebook Twitter Pinterest
Xin mời đặt câu hỏi cho Gotech

Tham khảo các sản phẩm của Gotech

GỌI NGAY
1900.633.642