Xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây: https://gotech.vn/san-pham/android-box-o-to/
Những kiến thức cơ bản về xe ô tô số sàn, hướng dẫn tự học lái xe ô tô số sàn dành cho tất cả các học viên dưới đây sẽ giúp bạn học nhanh hơn, tự tin khi thi.
Mới học lái xe ô tô số sàn cần lưu ý và chuẩn bị những gì? Học lái xe ô tô số sàn có nhiều điểm khác biệt và đòi hỏi nhiều thao tác xử lý so với xe số tự động. Thậm chí, tự học lái xe ô tô số sàn còn khiến nhiều tài xế lúng túng. Bởi vậy những người mới muốn tìm hiểu về quy trình và cách thức để tự học lái xe ô tô số sàn thì nhất định không được bỏ qua bài viết này.
1. Sự khác biệt giữa xe ô tô số sàn và xe ô tô số tự động
Trước khi học lái xe ô tô số sàn, người học cần phân biệt được sự giống và khác nhau của xe số sàn và xe số tự động. Những điểm khác nhau giữa xe số sàn và số tự động có thể kể đến như:
Lái xe ô tô số sàn bằng cả 2 chân
Do cấu tạo khác biệt nên xe số sàn lái bằng cả 2 chân và xe số tự động lái bằng 1 chân. Khi lái xe ô tô số sàn người lái dùng chân phải đạp phanh và ga, chân trái đạp côn. Với xe số tự động, người lái chỉ cần dùng chân phải đạp phanh, ga và chân trái không sử dụng.
Thiết kế cần số
Về thiết kế cần số, số của xe số sàn được thiết kế với hình chữ 2 chữ H dính liền, bắt đầu từ số 1 ở góc bên dưới đến số 5 và số lùi R ở góc bên phải. Xe số tự động chỉ có một số tiến D.
Chân côn
Về chân côn, xe ô tô số sàn có chân côn, trong khi đó xe ô tô số tự động sẽ không có chân côn.
>> Xem thêm: Học lái xe ô tô số tự động | Lái xe đơn giản, đúng kỹ thuật
>> Xem thêm: Màn hình ô tô
2. Ý nghĩa ký hiệu trên cần số ô tô số sàn
Nếu bạn chưa biết về các ký hiệu trên cần số ô tô số sàn thì cần ghi nhớ tất cả những thông tin dưới đây. Các ký hiệu số sàn được in trên tay nắm cần số với sơ đồ theo hình chữ H.
Số trung gian: Ký hiệu số N, số 0 hay số “mo”
Số tiến: Số 1, 2, 3, 4, 5…
Số lùi: Ký hiệu R
Trên tay nắm cần số, các số lẻ như 1, 3, 5 nằm ở hàng trên, số chẵn 2, 4, 6 nằm ở hàng dưới, số N nằm trên đường ngang ở giữa, số R nằm ở trên, dưới hoặc cùng trục ngang với số N.
Bên cạnh đó trong quá trình tự học lái xe ô tô số sàn bạn cũng cần hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ số trên xe để điều hướng xe chính xác và an toàn hơn.
Số 1: Sử dụng khi xe bắt đầu đề pa khởi hành, xe cần leo dốc
Số 2, 3: Hai số này thường dùng khi xe chạy ở tốc độ thấp
Số 4, 5, 6: Những số này dùng khi xe chạy với tốc độ trung bình đến cao
>>> Xem thêm: Học lái xe ô tô đơn giản và tiết kiệm thời gian
3. Những bước cơ bản khi học lái ô tô số sàn
Tiếp theo người học cần nắm rõ những bước cơ bản khi học lái xe ô tô số sàn để di chuyển thuận tiện và an toàn nhất.
Thắt dây an toàn
Sau khi ngồi lên xe, người học lái xe ô tô số sàn cần thắt dây an toàn để bảo vệ bản thân trước những rủi ro khi lưu thông ngoài đường.
Tạo tư thế thoải mái khi ngồi lái
Để lái xe tập trung, người học lái xe ô tô số sàn cần có tư thế ngồi thoải mái nhất. Theo đó, bạn cần điều chỉnh ghế lái đúng chuẩn về khoảng cách ghế, độ nghiêng của ghế, chiều cao ghế để có tư thế ngồi lái xe thoải mái và quan sát tốt nhất.
Hiểu về nguyên tắc hoạt động của côn, phanh, chân ga
Mỗi loại xe ô tô số sàn lại có cách hoạt động khác nhau. Do đó, khi tự học lái xe ô tô số sàn bạn cần hiểu rõ về côn, phanh, chân ga. Côn nằm ở phía bên trái, phanh ở giữa, phía bên phải là chân ga. Đây là vị trí của côn, phanh và chân ga bạn cần phải nhớ để tránh đạp nhầm trong quá trình lái xe.
Cách sử dụng hộp số chuẩn và an toàn
Đối với xe ô tô số sàn thì hộp số là bộ phận đặc biệt quan trọng giúp làm tăng hoặc giảm tốc độ của động cơ bằng cơ chế hoạt động của bánh răng và biến thành mô-men xoắn chuyển động các bánh xe. Thông qua đó động cơ ô tô hoạt động các vòng tuy máy giúp xe di chuyển ổn định. Xe ô tô số sàn sẽ sử dụng hộp số sàn, để hộp số hoạt động tốt bạn nên đi bảo dưỡng xe và bôi dầu máy thường xuyên.
>>> Xem thêm: Tự học lái xe ô tô và những lưu ý nhất định phải ghi nhớ
4. Hướng dẫn chạy xe ô tô số sàn
Các bước hướng dẫn lái xe ô tô số sàn sẽ giúp bạn tự tin hơn và hạn chế va chạm khi học lái xe số sàn.
- B1: Chân trái đạp hết chân côn
- B2: Chuyền cần số về vị trí N
- B3: Chân trái đạp chân côn, tay phải bật chìa khoá khởi động xe
- B4: Xe khởi động nhả chân côn
- B5: Đạp chân côn bằng chân trái, tay phải gạt cần số về số 1 để xe bắt đầu di chuyển
- B6: Nhả từ từ chân côn, xe bắt đầu lăn bánh thì nhả hết chân côn. Chân phải bắt đầu đạp nhẹ chân ga.
- B7: Khi xe di chuyển đến tốc độ tầm 15 – 20km/h thì chân trái đạp chân côn đến hết hành trình, rồi gạt cần số sang số 2. Sau đó từ từ nhả chân côn đồng thời đạp nhẹ chân ga.
5. Những lưu ý khi lái xe ô tô số sàn
Lái xe ô tô số sàn có nhiều điểm khác biệt so với lái xe ô tô số tự động. Do đó, trong quá trình học lái xe ô tô số sàn cũng như lái xe số sàn bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Ra vào số đúng tốc độ
Điều đầu tiên khi tự học lái xe ô tô số sàn là ra vào số đúng tốc độ. Chuyển số khi xe chưa đạt đúng tốc độ rất dễ xảy ra tình trạng mài côn, xe bị ì, giảm tuổi thọ xe. Ngược lại, vào số đúng cách còn giúp xe khỏe hơn, bạn cũng có thể làm chủ được các tình huống trong quá trình tham gia giao thông. Khác với số sàn khi Học lái xe ô tô số tự động Xe có khả năng tự sang số phù hợp với điều kiện vận hành của xe. Với xe sử dụng hộp số AT sẽ giúp người lái giảm bớt thao tác điều khiển, tập trung quan sát và xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
Sử dụng chân côn hợp lý
Sử dụng chân côn hợp lý giúp bạn lái xe an toàn hơn. Khi tự học lái xe ô tô số sàn bạn cần chú ý kỹ thuật đạp chân côn và kỹ thuật nhả chân côn. Không nên đạp côn trước khi phanh. Khi khởi động xe, nhấn côn xuống đề di chuyển trục bánh, khi đạp hết côn, rời chân côn và di chuyển cần số từ số 1. Khi cần dừng xe, không đạp hết côn và phanh mà nên đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn. Khi muốn xe chạy nhanh hơn, chỉ cần nhấc nhẹ chân côn. Khi dừng đỗ tạm thời, chuyển xe về số 0 và nhả côn giúp xe không bị chết máy đột ngột. Cách nhả côn hợp lý nhất là nhả 2/3 phanh rồi tăng dần lực mô men, không nên nhả đột ngột.
Chú ý khi dùng phanh tay
Phanh tay được thiết kế để dùng trong trường hợp giữ xe đứng yên khi xe đã dừng nhưng có rất nhiều tài xế dùng phanh tay khi đề-pa ngang dốc. Có thể thấy trong quá trình di chuyển nếu muốn dừng xe mà chỉ dùng phanh tay thì khá nguy hiểm và ảnh hưởng đến tuổi thọ của phanh.
Về số “mo”
Dưới đây là một số lưu ý khi về số “mo”: Không nên về số mo khi xuống dốc, không nên về số “mo” để xe trôi tự do khi chuẩn bị dừng đèn đỏ. Những trường hợp này không giúp xe tiết kiệm xăng mà còn dễ mất lái, khó kiểm soát tốc độ,…
Lên xuống dốc khi lái xe ô tô số sàn
Khi lái xe ô tô số sàn, tài xế nên áp dụng lên dốc số nào, xuống dốc số đó, tránh tăng số hay về N, hoặc đạp côn khi xuống dốc. Trường hợp dừng ở dốc lâu cần kéo phanh tay để khỏi phải đạp phanh chân.
6. Học bằng lái xe ô tô số sàn mất bao lâu?
Thời gian học bằng lái xe ô tô số sàn theo quy định dao động trong khoảng 3 tháng. Theo đó, để thi bằng lái xe ô tô số sàn bạn cần trải qua quá trình học lý thuyết và thực hành. Kết thúc khóa học, học viên cần làm bài thi tốt nghiệp lý thuyết để đủ điều kiện bước vào kỳ thi sát hạch lái xe.
Xem Thêm : Thi bằng lái xe B2
7. Giá học lái xe ô tô số sàn bao nhiêu tiền?
Giá học lái xe ô tô số sàn có sự khác nhau giữa các trung tâm đào tạo. Tuy nhiên nhìn chung giá học lái xe ô tô số sàn mới nhất hiện nay dao động từ 9.000.000 – 12.000.000 đồng. Khi đóng trọn gói thì hầu như bạn không phải đóng thêm bất cứ chi phí nào khác.
Trên đây là tất cả những thông tin về học lái xe ô tô số sàn và bí quyết tự học lái xe ô tô số sàn. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể học lái xe ô tô số sàn an toàn, thi là đậu.
>> Xem thêm: Thi bằng lái xe ô tô tại Việt Nam mới nhất 2024
>> Xem thêm: Thủ tục đổi giấy phép lái xe ô tô nhanh chóng bạn cần biết