Dấu hiệu cảnh báo má phanh ô tô gặp vấn đề, cần thay gấp

Banner

Xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây: https://gotech.vn/san-pham/man-hinh-o-to-thong-minh/?itm_source=gotech.vn

Mòn má phanh ô tô tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông, bởi vậy cần được phát hiện và thay thế kịp thời. 

Phanh ô tô là một trong những hệ thống quan trọng trên xe, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giảm tốc độ và dừng xe. Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng, má phanh ô tô chịu lực ma sát liên tục và sẽ bị mòn gây nguy hiểm cho người lái. Do đó, chủ xe cần lưu ý và thay má phanh ô tô định kỳ. Vậy nguyên nhân nào khiến má phanh ô tô nhanh hư hỏng? Khi nào cần thay má phanh ô tô? Cùng tìm hiểu ngay những thông tin trong bài viết này. 

1. Nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh hư hỏng

Má phanh ô tô nhanh hư hỏng có thể do yếu tố bên ngoài hoặc do thói quen của người sử dụng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến má phanh mòn nhanh, hỏng nhanh. 

Má phanh không được vệ sinh và bảo dưỡng 

Má phanh ô tô có thể bị hỏng nhanh hơn nếu không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ. Việc má phanh ô tô bị bám bụi bẩn là nguyên nhân dễ mòn, đĩa phanh càng mỏng đi, dẫn đến tình trạng phanh bị bó do piston phanh bám chặt vào đĩa phanh. 

Đĩa phanh bị biến dạng do va chạm

Nguyên nhân tiếp theo má phanh nhanh hỏng có thể do ô tô gặp va chạm, đĩa phanh bị biến dạng. Khi đĩa phanh gặp vấn đề, chủ xe cần xử lý sớm để không xảy ra tình trạng má phanh nhanh bị mòn do khi bám đĩa phanh, đĩa phanh không xoay tròn đều.

Đĩa phanh ô tô bị biến dạng do va chạm

Ắc suốt phanh gỉ sét

Chủ xe cần lưu ý, khi gioăng cao su bọc ngoài bị rách thủng, ắc suốt phanh có thể bị gỉ sét. Đây chính là lý do khiến khi phanh, ắc suốt phanh không thể quay về vị trí đúng lúc piston tác động lực lớn làm ảnh hưởng đến má phanh.

Bàn đạp phanh bị thấp

Bàn đạp phanh ngắn cũng là nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh mòn, nhanh hỏng. Khi bàn đạp phanh ngắn khiến phanh nhạy hơn, má phanh dễ bị ghì chặt vào đĩa phanh nên nhanh mòn, hư hỏng. 

Má phanh bị lọt nước, dầu phanh bị nhiễm nước

Má phanh ô tô bị nhiễm nước

Trường hợp má phanh bị lọt nước vào bên trong (rửa xe, trời mưa, đường ngập) có thể bị nở ra gây mòn, hỏng phanh nhanh hơn. Bên cạnh đó, trường hợp dầu phanh bị nhiễm nước cũng dẫn đến trục trặc cho hệ thống phanh.

2. Cách kiểm tra độ mòn má phanh ô tô

Vậy có những cách nào để nhận biết má phanh ô tô đang bị mòn và cần thay thế? Lưu ý ngay những dấu hiệu dưới đây để phát hiện kịp thời hỏng hóc liên quan đến phanh xe.  

Khi phanh phát ra tiếng kêu lạ

Khi phanh, nếu nghe thấy âm thanh lạ thì có thể phanh của bạn đã bị mòn. Vấn đề này có thể do đinh tán má phanh bị lỏng và phát ra tiếng kêu két két khi phanh.

Phanh không ăn

Phanh không ăn cũng là dấu hiệu cảnh báo má phanh mòn, phanh bị kẹt. Do đó, bạn cần đến các trung tâm chăm sóc xe hơi để kiểm tra lại hệ thống phanh, khắc phục kịp thời giúp giảm thiểu rủi ro khi lái xe.

Đèn phanh liên tục báo sáng

Đèn phanh báo sáng

Khi phanh xảy ra vấn đề, hệ thống phanh trên ô tô có một bộ phận báo sáng để nhắc nhở tài xế. Nếu thấy đèn báo sáng liên tục có thể do cảm biến ABS bẩn, cảm biến ở bánh xe gặp sự cố, bộ điều khiển ABS hỏng, dầu phanh xuống quá thấp. Bên cạnh đó, đèn cảnh báo má phanh sáng có thể do phanh của một trong các bánh xe bị mòn quá mức, mất an toàn. 

Xe bị rung lắc mạnh khi phanh

Trường hợp xe rung lắc, hơi lạng trái, lạng phải, khi xe phanh thì có thể má phanh đã bị mòn, lực phanh không ổn định. Do đó, cần kiểm tra và khắc phục má phanh để an toàn khi di chuyển. 

Nếu xe của bạn đang gặp những dấu hiệu cảnh báo trên thì nên thay má phanh ô tô ngay trước khi xảy ra những sự cố khi lái xe. 

3. Có thể tự thay má phanh ô tô không? Hướng dẫn thay má phanh

Có thể tự thay má phanh ô tô tại nhà không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ xe quan tâm khi thấy má phanh ô tô bị hỏng, bị mòn. Thực tế, chủ xe hoàn toàn có thể thay má phanh ô tô tại nhà mà không cần mang đến gara sửa chữa. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết hỗ trợ (Nâng xe, cần xiết lực và tuýp mở tắc kê, cờ lê mở cụm piston, cảo ép piston,..)

Có thể tự thay má phanh ô tô tại nhà

Dưới đây là hướng dẫn thay má phanh ô tô chi tiết nhất:

  • Bước 1: Tháo bánh xe (Để tháo bánh xe, bạn cần sử dụng đội nâng và đội chết để hỗ trợ nâng và kê bánh xe).
  • Bước 2: Mở cụm piston thắng (Tháo cụm piston thắng để tháo má phanh cần thay. Bạn cần tháo 2 bu-lông ắc thắng ở phía mặt sau của kẹp phanh. Tiếp đến nậy cụm piston ra khỏi cụm phanh).
  • Bước 3: Tháo má phanh cũ (Tháo má phanh cũ cần chú ý thứ tự lắp đặt má phanh, vị trí phe cài để khi lắp không bị nhầm).
  • Bước 4: Thay má phanh mới (Lựa chọn má phanh mới đúng chủng loại và lắp đặt đúng như vị trí ban đầu).
  • Bước 5: Lắp lại cụm piston và bánh xe (Để lắp má phanh mới thuận tiện bạn cần đưa piston về vị trí ban đầu. Sử dụng cảo piston và nén piston về vị trí ban đầu để có thể gắn cơ cấu phanh với má phanh mới dễ dàng. Tiếp đến, tra mỡ vào bu-lông ắc thắng và gắn lại như ban đầu.

 Hy vọng với những thông tin trên bạn có thể biết khi nào nên thay má phanh ô tô cũng như cách sử dụng má phanh ô tô an toàn nhất. 

 

Chia sẻ: share facebook Twitter Pinterest
Xin mời đặt câu hỏi cho Gotech

Tham khảo các sản phẩm của Gotech

GỌI NGAY
1900.633.642