Xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây: https://gotech.vn/san-pham/man-hinh-o-to-thong-minh/?itm_source=gotech.vn
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được sự ra đời thú vị của hệ thống điều hòa ô tô và những nút bấm ký hiệu trên điều hòa ô tô.
Sự ra đời của điều hòa ô tô
Hệ thống làm mát ô tô đời dựa trên những phát sinh về nhu cầu của người dùng khi sử dụng xe hơi thân kín từ năm 1908. Tuy nhiên đến năm 1939 nhà sản xuất xe cao cấp ở New York – Packard mới phát triển hệ thống điều hòa đầu tiên cho xe ô tô có tên Weather Conditioner. Theo đó, sau khi mua ô tô nếu chủ xe muốn bổ sung điều hòa không khí thì một công ty thứ ba sẽ lắp đặt thiết bị này vào trong xe. Vào thời điểm đó, Packard đã bán Weather Conditioner cho khoảng 2000 xe. Do chi phí lắp đặt cao và nhiều lý do khác nên hệ thống làm mát trên xe hơi của Packard thất bại và ngừng sản xuất vào năm 1941.
Thời điểm sau năm 1945, hệ thống điều hòa ô tô trở nên phổ biến hơn, General Motors là đơn vị phát triển hệ thống điều hòa trên ô tô và cung cấp thiết bị này. Tuy nhiên đến năm 1953, General Motors mới đưa hệ thống điều hòa là trang bị tiêu chuẩn cho xe của họ.
Được biết, bằng cách tận dụng kinh nghiệm từ một công ty sản xuất tủ lạnh, Nash là thương hiệu đầu tiên cho ra mắt chiếc xe với điều hòa nhỏ gọn được kết nối với động cơ vào năm 1954 với model Ambassador. Thành quả này có được sau khi Nash sáp nhập với Kelvinator vào năm 1937. Hệ thống điều hòa của Nash được đặt tên là All Weather Eye có thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, giá cả phải chăng giúp trải nghiệm lái xe tốt hơn.
Cấu tạo hệ thống điều hòa trên ô tô
Vậy hệ thống điều hòa ô tô có cấu tạo như thế nào? Gồm những bộ phận nào? Dưới đây là cấu tạo đầy đủ của hệ thống điều hòa trên ô tô:
Máy nén điều hòa
Máy nén điều hòa ô tô là bộ phận trung gian giữa dàn lạnh và dàn hơi, được dẫn động bởi dây đai động cơ và ly hợp từ. Máy nén điều hòa chính tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi chất lạnh trong hệ thống đường ống dẫn từ dàn lạnh tới dàn nóng và ngược lại. Máy nén hoạt động được điều khiển thông qua công tắc A/C.
Dàn nóng điều hòa
Dàn nóng điều hòa ô tô gồm các ống nhỏ và cánh tản nhiệt bằng nhôm được lắp ngay phía trước của két nước. Khi xe hoạt động, không khí sẽ đi qua giàn nóng để làm mát, kèm theo đó là một quạt làm mát để làm giảm nhiệt độ của môi chất lạnh. Có thể nói giàn nóng điều hòa ô tô có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh từ dạng hơi thành môi chất lạnh có dạng lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao.
Dàn lạnh điều hòa
Dàn lạnh điều hòa ô tô được thiết kế nhỏ hơn giàn nóng, bộ phận này có chức năng làm mát. Dàn lạnh có nhiệm vụ làm bay hơi hỗn hợp môi chất làm lạnh ở dạng sương với mức nhiệt độ và áp suất được cung cấp từ van tiết lưu. Qua đó, môi chất sẽ được chuyển hóa thành hơi lạnh thông qua sự giảm nhiệt độ đột ngột, từ đó tỏa ra hơi lạnh để hạ nhiệt ở khoang xe.
>>> Xem thêm: Cách xử lý triệt để tình trạng nước điều hòa xe ô tô chảy nhiều
Van tiết lưu điều hòa
Van tiết lưu điều hòa ô tô là van thủy lực ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của máy lạnh trong xe. Cụ thể, sau khi môi chất lạnh ở dạng lỏng với nhiệt độ và áp suất cao đi qua dàn nóng sẽ được phun qua các lỗ nhỏ trong van tiết lưu. Nhờ vậy, môi chất lạnh sau khi qua van tiết lưu sẽ có nhiệt độ thấp và áp suất thấp. Tiếp theo, lượng môi chất lạnh được phun vào dàn lạnh sẽ được van tiết lưu sẽ điều chỉnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe.
Quạt lồng sóc điều hòa
Quạt lồng sóc điều hòa được các hãng xe trang bị với số lượng khác nhau. Bộ phận này có vai trò đưa hơi lạnh từ dàn lạnh vào bên trong cabin xe.
Bộ lọc khô hệ thống điều hòa
Bộ lọc khô điều hòa ô tô có tác dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, phòng ngừa tình trạng nước bị đóng băng thành tinh thể.
>>> Xem thêm: Những lỗi điều hòa ô tô phổ biến và địa chỉ sửa điều hòa ô tô uy tín nhất
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô
Hệ thống điều hòa của ô tô có nguyên lý hoạt động cụ thể như sau:
Máy nén nối với động cơ của xe thông qua dây curoa, nén khí lạnh ở áp suất cao. Lúc này nhiệt độ của chất làm lạnh tăng lên và được đẩy sang dàn nóng, chất làm lạnh hóa lỏng do tản nhiệt ở áp suất cao. Sau đó chất làm lạnh được chuyển sang van tiết lưu, do áp suất giảm đột ngột khiến chúng bị hóa hơi và chuyển đến dàn lạnh. Tại dàn lạnh, hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra khoang xe ô tô giúp làm mát không khí giúp người ngồi trên xe cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Ký hiệu các nút điều khiển điều hòa ô tô
Mỗi dòng xe lại có cách đặt vị trí nút điều khiển điều hòa ô tô khác nhau. Tuy nhiên đa phần các dòng xe hơi hiện nay đều có bảng điều khiển điều hoà xe đặt ở trung tâm taplo với một số chức năng chính như sau:
Hệ thống điều hòa chỉnh cơ
Điểm nhận biết điều hòa chỉnh cơ là ba nút bấm (nút điều chỉnh nhiệt độ, nút điều chỉnh tốc độ quạt gió, nút thay đổi luồng gió)
- Nút A/C: Dùng để bật/tắt điều hoà
- Nút màu xanh và đỏ: Điều chỉnh nhiệt độ điều hoà
- Màu xanh là ký hiệu của chế độ làm lạnh (nhiệt độ thấp)
- Màu đỏ là ký hiệu của chế độ sưởi ấm (nhiệt độ cao)
- Nút có ký hiệu hình cánh quạt: Chỉnh các nấc quạt gió
- Nút có ký hiệu người ngồi và các mũi tên: Nút chỉnh các chế độ hướng gió trên xe
- Nút có ký hiệu hình ô tô và mũi tên: Nút chỉnh chế độ lấy gió của điều hoà
- Nút ký hiệu ô tô có mũi tên hướng từ ngoài vào trong: Chế độ lấy gió ngoài
- Nút hình ô tô có có mũi tên nằm trọn bên trong xe: Chế độ lấy gió trong
Hệ thống điều hòa tự động
Điều hòa tự động thường chỉ có 1 núm xoay để điều chỉnh nhiệt độ đi kèm một màn hình hiển thị mức nhiệt đã chọn. Khi chọn được nhiệt độ phù hợp, ấn nút AUTO, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ gió, hướng thổi gió, cách lấy gió trong hoặc ngoài.
Trên đây là những thông tin về điều hòa ô tô. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn có thể hiểu hơn về điều hòa ô tô cũng như cách điều chỉnh điều hòa xe hơi.